Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng social.bet

Ngành Quản trị Công nghệ giáo dục: Trợ thủ đắc lực cho các trường học và khởi nghiệp


Ngành Quản trị Công nghệ giáo dục: Trợ thủ đắc lực cho các trường học và khởi nghiệp

Năm 2019, năm đầu tiên Trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN mở chương trình đào tạo cử nhân Quản trị Công nghệ giáo dục. Năm nay, Khoa tuyển sinh 51 chỉ tiêu với 4 tổ hợp xét tuyển: A00 (Toán, Vật lý, Hóa học), A16 (Toán, Khoa học Tự nhiên, Ngữ văn), C15 (Ngữ văn, Toán, Khoa học Xã hội) và D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh).

Quý vị và các bạn quan tâm đến lĩnh vực này vui lòng thực hiện khảo sát dưới đây

Đón đầu xu thế trí tuệ nhân tạo

 
 

Nhằm bắt kịp xu hướng tương lai với sự tham gia của trí tuệ nhân tạo, giáo dục sẽ có nhiều ngành mới ra đời và nhiều ngành không phù hợp thời đại sẽ mất đi. Vì vậy, ngành Quản trị Công nghệ giáo dục sẽ đóng góp vào sự vận hành của ngành giáo dục hiện đại.

Với tính chất của một đại học đa ngành, đa lĩnh vực của ĐHQGHN, trong quá trình triển khai có ít nhất 3 đơn vị trực tiếp tham gia chương trình đào tạo: Trường ĐH Giáo dục, Trường ĐH Công nghệ, Viện Công nghệ Thông tin của ĐHQGHN. Như vậy, đồng thời sinh viên ra trường vừa thành thạo về công nghệ vừa hiểu biết xã hội và giáo dục, sau thời gian đào tạo 4 năm sinh viên ra trường không chỉ có kiến thức khoa học căn bản còn có khả năng chuyên môn sâu, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động khắt khe trong xu thế trí tuệ nhân tạo lên ngôi.

Trao đổi về vấn đề đào tạo của ngành Quản trị Công nghệ giáo dục, TS.Tôn Quang Cường - Chủ nhiệm Khoa Công nghệ Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN nhận định: Với tiêu chí dạy học của Khoa trong 4 năm, sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ tạo nên một chân dung mới về nhân sự công nghệ giáo dục cao trong tương lai, đáp ứng tốt cho thị trường lao động trong và ngoài nước.

TS. Cường khẳng định, với việc mở ngành Quản trị Công nghệ giáo dục của trường ĐH Giáo dục nhằm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho các cơ sở giáo dục và đào tạo (các cấp) có khả năng nắm vững các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về giáo dục, công nghệ, ứng dụng các hiểu biết và kỹ năng thực hành để nghiên cứu triển khai, phát triển và quản trị các công nghệ mới trong giáo dục, tích hợp hệ thống thông minh để tổ chức và quản lý hoạt động dạy học hiệu quả trong các môi trường giáo dục mới (hiện thực ảo - VR, thực tế tăng cường - AR, thực tế hỗn hợp - MR, E-learning và Blended learning). Giúp người học có kiến thức cơ bản về toán học ứng dụng, công nghệ thông tin và truyền thông, khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật; kiến thức nền tảng về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục; kiến thức chuyên sâu về quản trị công nghệ giáo dục, mạng và truyền thông  máy tính, trí tuệ nhân tạo.

TS. Cường bày tỏ, nhà trường đặt tiêu chí  trong quá trình đào tạo tại nhà trường, sinh viên nhất thiết phải đảm bảo 50% kiến thức và 50% thực hành, đó cũng là tiêu chí trọng tâm đáp ứng chuẩn đầu ra của nhà trường. Hiện nay, nhà trường đã xây dựng được mạng lưới trường thực hành trong đó có trường THPT Khoa học giáo dục, trường thực hành khác, sinh viên có thời gian thực hành 50% trên tổng thời gian đào tạo.  Hơn nữa, Khoa cũng tự hào có được đội ngũ Giáo sư giỏi từ trường ĐH Công nghệ, Viện Công nghệ Thông tin và các Giáo sư thỉnh giảng từ các trường đại học lớn trên thế giới chắc chắn sẽ mang lại kiến thức chuyên sâu cho sinh viên.

Đầu ra ngành Quản trị Công nghệ giáo dục rộng mở

Theo các chuyên gia việc làm cho biết, các công việc trong những lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, tham vấn tâm lý và quản lý đào tạo, công tác hành chính giáo dục, quản lý học sinh, công tác nhân sự, công nghệ giáo dục… tại các trường học, các cơ quan/ trung tâm giáo dục, các tổ chức phi chính phủ, các đoàn thể xã hội sẽ rộng mở trong thời gian tới nếu sinh viên được rèn luyện các năng lực tư duy, năng lực nghề nghiệp, kỹ năng tác nghiệp linh hoạt trong quá trình đào tạo tại các trường đại học.

Đầu ra của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Công nghệ giáo dục, có nhiều lựa chọn rộng mở:

Nhóm 1. Ứng dụng, chuyển giao, quản lí, cung ứng dịch vụ (khởi nghiệp, kinh doanh): thiết kế, phát triển hệ thống giáo dục thông minh, các ứng dụng mới trên nền tảng Web và thiết bị di động số (hệ thống các trường phổ thông, cao đẳng, đại học, tập đoàn giáo dục, hệ thống giáo dục đào tạo…);

Nhóm 2. Nghiên cứu, giảng dạy, quản lí: tham gia nghiên cứu thiết kế, phát triển và quản trị công nghệ giáo dục, dạy học (hệ thống các trường phổ thông, cao đẳng, đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu, vị trí nghiên cứu viên trong doanh nghiệp, chuyên viên công nghệ và đào tạo trong các tổ chức khác ).

Ngoài ra, các công việc như: chuyển giao quản lý giáo dục, Nghiên cứu viên thiết kế, phát triển nội dung, học liệu số (web, video, truyền thông đa phương tiện trong giáo dục…) tại các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu về ứng dụng công nghệ trong giáo dục trên các ứng dụng thông minh áp dụng vào hệ thống trường học.

Các công tác quản trị công nghệ giáo dục, nghiên cứu viên tại các doanh nghiệp, chuyên viên công nghệ đào tạo trong nhiều lĩnh vực giáo dục và tập đoàn lớn, ….hoặc sinh viên tự tin để khởi nghiệp.

Chế độ, chính sách dành cho người học Công nghệ giáo dục chuyên biệt

Bên cạnh những chính sách chung của ĐHQGHN, đơn vị đào tạo nói chung, Trường ĐH Giáo dục, có những chính sách ưu ái cho những chương trình đào tạo mới. Học bổng khuyến khích học tập, đa dạng, cung cấp học bổng dưới dạng cơ hội.

Sinh viên có thể thực tập và có cơ làm việc tại các đối tác hợp tác của nhà trường, doanh nghiệp, tập đoàn trong và ngoài nước, sinh   dục khi thực tập có chế độ lương, thưởng và có những vị trí việc làm cao sau tốt nghiệp.

Bên cạnh hoạt động học tập, nghiên cứu, sinh viên Trường ĐH Giáo dục có nhiều cơ hội tham gia trao đổi sinh viên với các trường đại học Quốc tế như Đại học ChiBa - Nhật Bản; Đại học Giáo dục Quốc gia - Hàn Quốc…;

 Thùy Dương - VNU Media