1. Chiến lược mới trong tuyển sinh cấp phổ thông
Một trong những thay đổi nổi bật hơn trong giáo dục công lập phổ thông là các chính sách và quan điểm xung quanh việc tuyển sinh học sinh trong bối cảnh có nhiều lựa chọn trường học đang phát triển. Thời đại của học sinh mặc định học trong một trường lân cận ấn định đang suy giảm do phụ huynh được trao quyền và trách nhiệm chọn trường cho con họ với rất nhiều sự lựa chọn đa dạng. Ngày càng có nhiều địa phương cho phép học sinh theo học bất kỳ trường công lập nào còn chỗ trống, bất kể họ sống ở đâu.
Sự thay đổi mô hình này đã đặt ra những yêu cầu cần phải có một quy trình tuyển sinh minh bạch, công bằng và dễ tiếp cận hơn cho tất cả các gia đình. Các cổ đông lớn được cho là có kinh nghiệm tuyển sinh đang tăng lên và các quận đang phản ứng bằng cách áp dụng một cách tiếp cận chiến lược, mở rộng hơn để quản lý tuyển sinh, tương tự như những gì các đối tác giáo dục đại học của họ đã làm.
Trong năm tới và các năm tiếp theo, chính quyền địa phương sẽ tạo thêm cơ hội cho phụ huynh được trải nghiệm toàn diện, cơ bản hơn cho việc tuyển sinh và lựa chọn trường học cho con em mình, mở rông các nguyện vọng và đăng ký tuyển sinh của học sinh. Cùng với đó là việc tăng cường các nỗ lực tiếp thị và tiếp cận trước khi đăng ký nơi học. Đồng thời sẽ đơn giản hóa và chuyển đổi hệ thống ứng dụng và đăng ký để cải thiện sự công bằng và quyền truy cập trong lựa chọn trường học. Mặt khác, chính quyền địa phương tiếp tục củng cố các mối quan hệ với cha mẹ học sinh để tăng sự gắn kết và duy trì trong suốt quá trình học tập của học sinh.
2. Tăng cường phát triển chuyên môn nghề nghiệp cho giáo viên
Các chiến lược và công nghệ mới trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên (dựa trên nghiên cứu, quan sát, phản hồi và tự bồi dưỡng qua video) đang là giải pháp được ưu tiên trong phát triển chuyên môn cá nhân. Giáo viên có thể tham dự các buổi tập huấn phát triển chuyên môn trực tuyến (hoặc ngoại tuyến), sử dụng video để nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ giảng dạy. Giáo viên ghi lại, tải lên các sản phẩm bài học của họ, chia sẻ với các giáo viên cốt cán địa phương - người đóng vai trò là huấn luyện viên đồng đẳng, để nhận được những nhận xét, phản hồi và góp ý.
3. Đánh giá ít hơn để học nhiều hơn
Các trường học đang ngày càng nhận ra sự cần thiết phải tổ chức các cuộc kiểm tra đánh giá tốt hơn về mặt số lượng và chất lượng. Theo thống kê, trung bình trong 1 năm, học sinh phải thực hiện 112 lần đánh giá (các loại), tương đương với 20-25 giờ kiểm tra tiêu chuẩn. Thực hiện kiểm toán đánh giá là một cách mà các địa phương có thể tổ chức chủ động và hiệu quả các kì đánh giá.
Kiểm toán đánh giá là một quá trình nhiều giai đoạn trong nhiều tuần giúp các địa phương, nhà trường tiến hành quản lí việc đánh giá học sinh một cách hợp lí hơn. Kiểm toán đánh giá bao gồm việc thành lập một ủy ban quản trị cấp địa phương và các hiệu trưởng, tuyên bố rõ tầm nhìn của địa phương về một hệ thống đánh giá lí tưởng, tiến hành kiểm kê các công cụ, hình thức kiểm tra đánh giá hiện tại, phân tích kết quả và đưa ra kế hoạch để quản lí sự thay đổi, đưa ra các khuyến nghị cho một hệ thống đánh giá mới.
4. Công nghệ dạy học liền mạch (Seamless learing) trong các lớp học
Công nghệ mới trong lớp học đang khiến cho quá trình dạy học được diễn ra liền mạch hơn (tương tác giữa không gian thực - ảo, sự gắn kết hoạt động tư duy và vận động, lí thuyết và thực hành, trong lớp và ngoài lớp…). Thay vì chỉ bổ sung cơ học các công nghệ mới vào lớp học, nhà trường sẽ bắt đầu biến chúng thành một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái của lớp học.
Ví dụ, nhiều nhà sản xuất phần cứng đang bắt đầu đưa nhiều tài nguyên hơn vào các công cụ phần cứng, đặc tính cộng tác và tương tác không dây, tăng cường thiết bị all-in-one. Đặc biệt là khi nhiều trường triển khai các chương trình dạy học 1-1 hoặc tiếp cận BYOD (cho phép sử dụng thiết bị cầm tay cá nhân trong lớp học), giáo viên sẽ dễ dàng quản lí lớp học, hoạt động học tập và gia tăng sự tương tác và hợp tác trong toàn lớp. Trong các cuộc thảo luận, người học có thể tham khảo tức thời các tài nguyên trực tuyến, truyền và chia sẻ dữ liệu từ thiết bị cá nhân đến màn hình chung trong lớp (nhờ công nghệ tương tác không dây)… Xu hướng đa màn hình trong dạy học sẽ tạo ra cơ hội học tập mới, hỗ trợ việc trình bày và tranh luận, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
5. Thiết bị được tái sử dụng để giúp các trường đạt tới 1: 1
Bằng cách thực hiện các chương trình 1-1 trên nền tảng công nghệ, nhà trường có thể thay đổi cách họ gắn kết người học trong quá trình học tập, cải thiện đáng kể kết quả thành tích học tập. Với sự trợ giúp của công nghệ, các chương trình tài trợ mới của hãng công nghệ, giáo viên có thể dễ dàng triển khai các phương thức dạy học mới (dạy học hỗn hợp - Blended learning, dạy học đảo ngược - Flipped learning), có thể tận dụng số lượng lớn các chương trình giảng dạy trực tuyến chất lượng hiện hành. Tuy nhiên, chi phí mua công nghệ mới có thể rất cao đối với ngân sách nhà trường hay địa phương. Do đó, giải pháp hữu hiệu hiện nay là lựa chọn thiết bị công nghệ đã qua sử dụng nhưng được chứng nhận kiểm định đạt chất lượng.
6. Sử dụng công nghệ đám mây để truy cập nhanh hơn vào dữ liệu đánh giá chất lượng cao
Ngày càng nhiều trường học sử dụng công nghệ đám mây để đánh giá chất lượng cao trong năm 2018. Ngành công nghiệp Edtech đã mở rộng cơ hội cung cấp các công cụ phong phú cho phép nhà trường tùy biến sáng tạo, quản lí các bài kiểm tra trực tuyến, sau đó thu thập và phân tích dữ liệu đó một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chìa khóa cho vấn đề này là công nghệ đám mây cho phép tích hợp nền tảng đánh giá dựa trên đám mây (với hệ thống SIS và LMS). Các dữ liệu lưu trữ điện toán đám mây thực sự an toàn hơn, đáp ứng chuẩn FERPA tốt hơn so với sử dụng email để chia sẻ, truy xuất báo cáo dữ liệu.
7. Phát hiện và ngăn chặn đe doạ trực tuyến được chủ động hơn
Việc chuyển dịch hoạt động theo hướng công nghệ giúp các nhà trường ở địa phương chủ động hơn trong phát hiện, ngăn ngừa và chống lại các hành vi đe doạ, bắt nạt trực tuyến. Theo thống kê, tại Hoa Kì, 42% học sinh bị bắt nạt trực tuyến (bulellingstatistic.org). Nguyên nhân là do học sinh ngày nay được tiếp cận nhiều hơn với công nghệ trong trường học, nên những hành vi này thường xảy ra ngay trong nhà trường. Tuy nhiên, công nghệ hiện nay có thể hỗ trợ các trường theo dõi cách học sinh sử dụng các thiết bị trong trường học của họ. Các trường học có thể cài đặt phần mềm cảnh báo cho giáo viên hoặc quản trị viên về các tình huống có thể có liên quan (như học sinh bắt nạt người khác trên phương tiện truyền thông xã hội, truy cập vào các trang web khuyến khích bạo lực, thực hiện hành vi nguy hiểm hoặc tìm cách tự tử…).
8. Trường học trực tuyến sẽ trở nên phổ biến hơn
Năm 2018, xu hướng học sinh THPT chuyển sang theo học tại các trường học trực tuyến để lấy bằng, được đào tạo để làm việc khá rõ nét. Xu hướng này được dự báo là sẽ có đà phát triển mạnh trong những năm tiếp theo bởi càng ngày học sinh càng tìm đến một cách tiếp cận cá nhân để học tập, phù hợp với lịch trình và nhu cầu cụ thể của họ với chi phí hợp lí. Mặt khác, xã hội cũng ghi nhận nhu cầu cấp thiết ngày càng cao và tăng nhanh về lực lượng lao động lành nghề đã qua đào tạo.
Ngoài ra, các trường học trực tuyến định hướng đào tạo lao động cũng có thể hợp tác với cộng đồng địa phương để cung cấp việc theo dõi việc làm, thực tập, luyện thi chứng chỉ và các nguồn lực nghề nghiệp khác cho học sinh ngay trong quá trình học tập. Đây sẽ là một thách thức và lựa chọn ngày càng phổ biến cho những học sinh muốn tham gia trực tiếp vào thị trường việc làm sau khi tốt nghiệp THPT.
9. Học tập xã hội và cảm xúc sẽ là một phần không thể thiếu trong trường học
Năm 2018 cũng ghi nhận nhiều trường áp dụng các chương trình học tập xã hội và cảm xúc (Social Emotional Learning) để giúp học sinh học các kĩ năng cần thiết để thành công trong cuộc sống, như trách nhiệm cá nhân, tự quản lí, xây dựng mối quan hệ và ra quyết định đúng đắn, hợp lí.
Để SEL trở thành một phần không thể thiếu trong ngày học, các trường cần một chương trình giảng dạy hiệu quả, giải quyết toàn bộ giáo dục trẻ em và đánh giá để xác định một thế mạnh xã hội và cảm xúc của học sinh cũng như các kĩ năng chưa có được. Thông tin này sau đó có thể hướng đến các chương trình SEL được cá nhân hóa và hiệu quả hơn. Kèm theo đó là cơ sở dữ liệu đánh giá về sự phát triển các kĩ năng cảm xúc xã hội của người học và trách nhiệm của nhà trường, địa phương khi thực hiện chương trình.
Khoa Công nghệ Giáo dục
(Theo )