1. Đánh giá khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn được xác định theo một trong các trường hợp được quy định tại Khoản 5, Điều 2 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đánh giá khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh dựa theo Khoản 6, Điều 2 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Các nội dung trên được cụ thể hóa như sau:
a) Tiêu chí đánh giá:
- Đối với khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh: Được đánh giá theo các tiêu chí sau: Mức độ phản hồi, độ trôi chảy (Response and fluency); Ngữ pháp và từ vựng (Grammar, Vocabulary); Phát âm (Pronunciation). Mỗi tiêu chí được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 10. Điểm đánh giá cuối cùng là điểm trung bình theo thang điểm 10 của tất cả các tiêu chí.
- Đối với khả năng sử dụng Tiếng Anh phục vụ công tác chuyên môn: Được đánh giá theo các tiêu chí sau: Độ trôi chảy và tính mạch lạc (Fluency and coherence); Ngữ pháp (Grammar); Từ vựng (Vocabulary); Phát âm (Pronunciation). Mỗi tiêu chí được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 10. Điểm đánh giá cuối cùng là điểm trung bình theo thang điểm 10 của tất cả các tiêu chí.
b) Cách tính điểm:
Mỗi thành viên Tổ thẩm định chấm điểm theo từng tiêu chí (được ghi cụ thể tại phiếu đánh giá). Điểm của ứng viên (điểm cuối cùng) là trung bình cộng điểm của tất cả các thành viên trong Tổ thẩm định. Ứng viên được đánh giá là đạt yêu cầu nếu điểm cuối cùng của ứng viên đạt từ 5,0 điểm trở lên (làm tròn đến một chữ số thập phân).
Tiêu chí đánh giá và thang điểm chi tiết tại Phụ lục gửi kèm.
Trên đây là các tiêu chí và cách tính điểm của Tổ thẩm định năng lực ngoại ngữ phục vụ chuyên môn và khả năng giao tiếp Tiếng Anh của các ứng viên GS/PGS năm 2024.
Thông tin chi tiết xin liên hệ: Phòng Tổ chức Cán bộ, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, Phòng 304 nhà G7, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Chi tiết thông báo xem TẠI ĐÂY