GIỚI THIỆU CHUNG
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Giáo dục (tên Tiếng Anh Center For Education Research and Application (CERA) được thành lập theo quyết định số 985/TCCB của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 29 tháng 09 năm 2003. Trung tâm trực thuộc Trường Đại học Giáo dục (Khoa Sư phạm trước đây). Trung tâm thực hiện các mục tiêu và hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường ĐHGD và các nhiệm vụ do Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục giao.
Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Giáo dục là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Địa chỉ liên hệ:
Phòng 205, Nhà C0, Khu Kí túc xá Mễ Trì, Thanh Xuân, Hà Nội
ĐT: 0247 3017 123
Email: [email protected]
Giám đốc Trung tâm
TS. Chu Nhung
Email: [email protected]
VIỄN CẢNH: Đến năm 2025 Trung tâm vươn đến trở thành một cơ sở nghiên cứu khoa học giáo dục, ứng dụng, chuyển giao mạnh trên toàn quốc.
SỨ MẠNG: Trung tâm cung cấp các thông tin nghiên cứu mới và các dịch vụ hữu ích cho công tác dạy-học và giáo dục thông qua các hoạt động, các sản phẩm nghiên cứu khoa học và mạng lưới của mình.
GIÁ TRỊ CỦA TRUNG TÂM:
Trung tâm tuân thủ các giá trị chung của Trường Đại học Giáo dục, coi trọng sự sáng tạo, hợp tác, chia sẻ, các nỗ lực cố gắng để làm việc có hiệu quả, sự tích cực, nhiệt tình của tất cả các thành viên của Trung tâm và những người cộng tác.
1) Trung tâm cam kết cung cấp các nghiên cứu có chất lượng và khả năng ứng dụng cao.
2) Trung tâm coi trọng và đánh giá cao các ý tưởng mới, sự khác biệt và các sáng kiến đem lại sự đổi mới cho Trung tâm, cho trường Đại học Giáo dục và hệ thống giáo dục.
3) Trung tâm cam kết tuân thủ các chuẩn chất lượng qui định cho dịch vụ: đáng tin cậy, cởi mở, lịch thiệp, có trách nhiệm cao, sẵn sàng và luôn đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng.
CHỨC NĂNG HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC SẢN PHẨM - DỊCH VỤ CUNG CẤP
1) Nghiên cứu: Trung tâm thực hiện các nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam và trên thế giới: các đề tài, dự án nghiên cứu với các tổ chức trong nước và nước ngoài, cung cấp các thông tin, tư liệu giáo dục…
2) Cung cấp các dịch vụ giáo dục (phát triển chuyên môn, đào tạo và tư vấn)
a. Cung cấp các dịch vụ bồi dưỡng, tư ván, kiểm tra đánh giá, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Khoa học giáo dục;
b. Tham gia hỗ trợ các công tác đào tạo của Trường Đại học Giáo dục và các đơn vị khác trong và ngoài ĐHQGHN, hỗ trợ tổ chức thực hiện một số chương trình đào tạo ở bậc đại học, sau đại học và một số chương trình khác.
c. Mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu.
d. Cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế đào tạo về: Giáo dục, dạy học ứng dụng ICT, STEM, STEAM, STREAM, Montessori, Phát triển Chương trình nhà trường cho các cơ sở Giáo dục Mầm non và phổ thông, tư vấn đánh giá độc lập. Giáo dục sớm, Giáo dục gia đình..
Các thông tin này được công bố trên mạng của TT nằm trong mạng chung của trường, là các ấn phẩm in ấn do TT, do các tạp chí, các nhà xuất bản phát hành.
Phát triển chuyên môn
- Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các nhà giáo dục trong các cơ sở giáo dục Mầm non và Phổ thông
Tham gia giảng dạy và đào tạo tại Trường Đại học giáo dục và các trường đại học khác
- Cán bộ của TT tham gia giảng dạy các khóa đào tạo đại học, thạc sĩ và tiến sĩ
- Tham gia hướng dẫn luận văn và luận án tiến sĩ
- Giảng dạy các khóa bồi dưỡng.
Tư vấn và dịch vụ: Các lĩnh vực tư vấn gồm:
- Tư vấn về công tác quản lí giáo dục
- Tư vấn dạy học và giáo dục trong môi trường ICT và thế kỉ 21
- Tư vấn học tập ở nước ngoài và trên mạng, giúp các học sinh tài năng nhưng hoàn cảnh khó khăn lựa chọn hình thức học tập phù hợp, chất lượng cao với giá thành rẻ.
- Tư vấn và hỗ trợ tư liệu cho các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận văn, luận án, công tác giảng dạy theo đơn đặt hàng qua thư điện tử, qua mạng của Trung tâm và qua bưu điện.
- Dịch tài liệu
- Trao đổi, hợp tác nghiên cứu khoa học
- Trao đổi và cung cấp thông tin đa chiều với các đối tác trong và ngoài nước
- Tổ chức các hội thảo, seminar về các kết quả nghiên cứu của TT và các thành tựu nghiên cứu của thế giới trong lĩnh vực giáo dục. Hàng năm TT tổ chức một số hội thảo chuyên môn cấp quốc gia và quốc tế. TT tổ chức các semina chuyên môn hàng quí cho giảng viên và cán bộ trường Đại học Giáo dục
Khách hàng: Trung tâm phục vụ người học và các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục, giáo viên, các nhà quản lí giáo dục và các nhà hoạch định chính sách giáo dục.
Cơ cấu tổ chức
Trung tâm có cơ cấu tổ chức linh hoạt theo công việc và theo các lĩnh vực nghiên cứu gồm:
1) Bộ phận nghiên cứu: a) giáo dục tương lai và các hình thức học tập điện tử, b) giáo dục quốc tế và c) giáo dục Việt Nam;
2) Bộ phận tiếp thị và tổ chức các hoạt động hợp tác, hội thảo, semina khoa học
3) Bộ phận nâng cao nghiệp vụ và và tư vấn.
Các cán bộ của Trung tâm thực hiện các chức năng nghiên cứu, tiếp thị và tư vấn thuộc lĩnh vực nghiên cứu theo một kế hoạch chung, tổng thể.
Nhân lực
Đội ngũ của Trung tâm là các nhà khoa học của trường, của các trung tâm nghiên cứu và các tổ chức giáo dục trong nước, quốc tế làm việc theo biên chế, hợp đồng dài hạn và hợp đồng thời vụ.
Networks: Bên cạnh tham gia vào các networks của trường, Trung tâm có các networks với các tổ chức trong nước và quốc tế (xem tại website)
Một số thành tích trong quá khứ
Một số lượng lớn các nghiên cứu đã được tiến hành trong các lĩnh vực quản lý giáo dục, dạy học, đánh giá giáo dục, phát triển chương trình... cho các cấp học từ phổ thông đến đại học do các tổ chức trong nước và quốc tế tài trợ.
- Đề tài cấp Bộ, Tích hợp giáo dục môi trường trong chương trình giáo dục giai đoạn 1(2005), giai đoạn 2(2008) (PGS.TS.Nguyễn Thị Mỹ Lộc)
- Đề tài cấp trọng điểm Đại học Quốc gia (2003-2005), Phát triển quá trình đào tạo giáo viên phổ thông chất lượng cao ở Đại học Quốc gia, (PGS.TS.Nguyễn Thị Mỹ Lộc)
- Đề tài cấp Bộ, 1997 - 2000, Phát triển chương trình đào tạo Cán bộ quản lí Chính phủ, (PGS.TS.Nguyễn Thị Mỹ Lộc)
- Đề tài cấp Bộ, 1998 - 1999, Những ý tưởng chủ yếu của các nhà sư phạm. (PGS.TS.Nguyễn Thị Mỹ Lộc)
- Đề tài hợp tác, (2005), Thiết lập quá trình quản lí theo mục (GS.Nguyễn Đức Chính)
- Đề tài cấp trọng điểm Đại học Quốc gia (2004), Xây dựng các môn chuyên ngành trong chương trình đào tạo giáo viên, (GS.Nguyễn Đức Chính)
- Đề tài cấp trọng điểm Đại học Quốc gia (2001),Thích ứng các tiêu chí đánh giá công tác đào tạo ở Việt Nam, (GS.Nguyễn Đức Chính)
- Đề tài cấp trọng điểm Đại học Quốc gia (2000), Các chính sách dạy ngoại ngữ ở VN, (GS.Nguyễn Đức Chính)
- Đề tài cấp Bộ trọng điểm, (2008-2009), Xây dựng bộ công cụ đánh giá chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBQLGD ở Việt Nam (TS.Trần Thị Bích Liễu)
- Chương trình nghiên cứu học giả Fulbright, 2005-2006, Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học ở Mỹ và bài học cho VN (TS.Trần Thị Bích Liễu)
- Đề tài cấp Bộ (2004-2006), Tìm hiểu khả năng thích ứng của các trường học vùng thành thị với cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN (TS.Trần Thị Bích Liễu)
- Chương trình nghiên cứu do học bổng Bộ Giáo dục Quebec tài trợ (2003), Quản lý dựa vào nhà trường (TS.Trần Thị Bích Liễu)
- Chương trình nghiên cứu do quỹ Sumitomo Nhật Bản tài trợ,(2003), Đánh giá ảnh hưởng của truyện tranh Nhật Bản đối với trẻ em Hà Nội (TS.Trần Thị Bích Liễu)
- Chương trình nghiên cứu do Quỹ Đo lường ảnh hưởng của kinh doanh với xóa đói giảm nghèo của Anh Quốc tài trợ (2001), Đánh giá ảnh hưởng của trang trại với công tác xóa đói giảm nghèo ở Quảng Trị, (TS.Trần Thị Bích Liễu)
Và nhiều đề tài, dự án khác hợp tác với các tổ chức quốc tế và trong nước.
Một số khoá đào tạo ngắn hạn do Trung tâm tổ chức tại Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN:
- Nghiệp vụ sư phạm
- Phương pháp giảng dạy đại học
- Phát triển các kỹ năng quản lý giáo dục.