Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2022-2026 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn là Phó Chủ tịch.
Các thành viên của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2022-2026
Các thành viên của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2016- 2022
Các thành viên của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2016 - 2022, và nhiệm kỳ 2022-2026 cùng chụp ảnh lưu niệm
29. Thành viên của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2022 - 2026 gồm:
1. Ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ Tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng.
2. Ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó Chủ tịch Hội đồng
3. Đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
4. Đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ;
5. Đại diện lãnh đạo Bộ Y tế;
6. Đại diện lãnh đạo Hội Khuyến học Việt Nam;
7. Bà Vũ Thị Lưu Mai, Đại biểu Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội;
8. Ông Bùi Hoài Sơn, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội;
9. Ông Thái Văn Thành, Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An;
10. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh;
11. Đại diện lãnh đạo Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề, Ban Tuyên giáo Trung ương;
12. Ông Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam;
13. Bà Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Giáo dục học nhiệm kỳ 2018-2023;
14. Ông Nguyễn Đông Phong, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh;
15. Ông Trần Diệp Tuấn, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Y - Dược Thành phố Hồ Chí Minh;
16. Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học FPT;
17. Ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Phenikaa, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Phenikaa;
18. Ông Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
19. Ông Nguyễn Qúy Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội;
20. Ông Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh;
21. Ông Lê Anh Tuấn, Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia;
22. Bà Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;
23. Ông Đoàn Quang Vinh, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng;
24. Ông Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam;
25. Ông Lê Qúy Phượng, Trường Đại học Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên Hội đồng giáo sư liên ngành Văn hóa, Nghệ thuật, Thể dục thể thao nhiệm kỳ 2018-2023;
26. Ông Dương Qúy Sỹ, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Lâm Đồng;
27. Bà Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
28. Bà Hoàng Nguyễn Thu Thảo, Tổng giám đốc Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng;
29. Ông Chu Đức Nhuận, Vụ trưởng Vụ Khoa giáo- Văn xã, Văn phòng Chính phủ.
Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực là tổ chức tư vấn, có vị trí và quyền hạn: 1. Tư vấn giúp Thủ tướng chính phủ: Chỉ đạo đánh giá, tổng kết về sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển nhân lực; Chỉ đạo triển khai các Luật Giáo dục, Luật Giáo dục dại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Khung trình độ giáo dục quốc gia, các chiến lược phát triển giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, các đề án lớn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có nội dung về đổi mới giáo dục và đào tạo. 2. Nghiên cứu, tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành, quyết định các chính sách, biện pháp quan trọng để tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và phát triển nhân lực. 3. Nghiên cứu, tư vấn, góp ý kiến về việc xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách, đề án quan trọng thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và những vấn đề chuyên môn khác do Thủ tướng chính phủ yêu cầu. 4. Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực hoạt động theo Quy chế hoạt động do Thủ tướng ban hành. 5. Bộ GD&ĐT là cơ quan thường trực của Hội đồng, thực hiện các nhiệm vụ quy định trong Quy chế hoạt động của Hội đồng; Hội đồng có cơ quan giúp việc là Văn phòng Hội đồng đặt tại Bộ GD&ĐT do Bộ trưởng Bộ GD&DDT quyết định thành lập và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động. Văn phòng Hội đồng có biên chế công chức thuộc Bộ GD&ĐT, làm việc theo chế độ chuyên trách, kiêm nhiệm hoặc biệt phái. 6. Chủ tịch Hội đồng sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng sử dụng con dấu của Bộ GD&ĐT. 7. Kinh phí hoạt động của Hội đồng do ngân sách nhà nước cấp và được bố trí trong dự toán ngân sách của Bộ GD&ĐT. |
UEd Media