1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Thị Thúy 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh:26.11.1981 4. Nơi sinh: Tuyên Quang
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số:1808/QĐ-CTHSSV ngày 16/12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
+ Đề tài nghiên cứu “Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng các hoạt động dạy học phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà trẻ”, được chấp thuận tại QĐ số 2062/QĐ-ĐT ngày 30 /12/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, được sự góp ý kiến của các nhà khoa học, chúng tôi xin chỉnh sửa tên đề tài thành: “Đánh giá năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non”, và được chấp thuận tại Quyết định số 1230/QĐ-ĐHGD ngày 30/07/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.
+ Kéo dài thời gian học tập 24 tháng để bảo vệ luận án tại Quyết định số 2146/QĐ-ĐHGD, ngày 03/12/2019 và số 2063/QĐ-ĐHGD ngày 14/12/2020
+ Từ 31/12/2021, NCS nhận quyết định buộc thôi học số 2553/QĐ – ĐHGD ngày 31/12/2023 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.
+ Nghiên cứu sinh được phép quay trở lại trường để bảo vệ luận án theo quyết định số 165/QĐ-ĐHGD ngày 23/9/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.
7. Tên đề tài luận án: Đánh giá năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non.
8. Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục 9. Mã số: 9 14 01 15
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS. TS Đinh Thị Kim Thoa
Hướng dẫn 2: PGS.TS Lê Thái Hưng
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
11.1. Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của GVMN gồm có 4 tiêu chuẩn, 46 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 1: năng lực đáp ứng ngôn ngữ của người giáo viên trong quá trình giao tiếp, tương tác với trẻ trong môi trường giáo dục mầm non, gồm có 15 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 2: năng lực lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non, gồm có 14 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 3: năng lực xây dựng, thiết kế môi trường ngôn ngữ lớp học, gồm có 11 tiêu chí.
Tiêu chuẩn 4: năng lực phát triển các hành vi chuyên nghiệp trong giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, gồm có 6 tiêu chí.
11.2. Nghiên cứu khảo sát đánh giá và sử dụng phương pháp phân tích định lượng để khẳng định độ tin cậy, độ giá trị của bộ tiêu chí đánh giá năng lực GDPTNN cho trẻ của giáo viên mầm non. Tác giả đã tiến hành khảo sát đánh giá năng lực GDPTNN cho trẻ của giáo viên mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội. Việc khảo sát được tiến hành qua 2 bước: khảo sát sơ bộ và khảo sát chính thức. Khảo sát chính thức thu về 685 bản trả lời đạt yêu cầu đưa vào phân tích số liệu. Kết quả phân tích dữ liệu kết luận thang đo đảm bảo về độ tin cậy, độ giá trị, phù hợp để đánh giá năng lực phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non.
11.3. Nghiên cứu phân tích kết quả đánh giá năng lực GDPTNN cho trẻ của GVMN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả tự đánh giá có điểm số trung bình đạt 4.3 trên thang đo 6 mức. Điều đó cũng phù hợp với đối tượng khảo sát 100% là GVMN đã qua đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên và hiện đang công tác tại khu vực Hà Nội – là khu vực có điều kiện kinh tế xã hội và giáo dục phát triển hơn so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Kết quả khảo sát cũng phản ánh điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực GDPTNN cho trẻ của GVMN. Kết quả khảo sát là gợi ý để GVMN xác định nội dung tự học và phát triển năng lực GDPTNN cho trẻ. Kết quả khảo sát cũng có thể được nhà quản lý sử dụng để xác định các nội dung bồi dưỡng nâng cao năng lực GDPTNN cho trẻ của GVMN.
11.3. Nghiên cứu hướng dẫn giáo viên mầm non và nhà quản lý sử dụng công cụ và kết quả đánh giá năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của GVMN vào thực tiễn nhằm nâng cao năng lực GDPTNN cho trẻ của GVMN.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Bộ công cụ đánh giá có thể sử dụng đánh giá năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non trong các cơ sở giáo dục mầm non.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu này thực hiện khảo sát tự đánh giá của giáo viên, vì vậy hướng nghiên cứu tiếp theo có thể là đánh giá quan sát, do người quản lý thực hiện đánh giá giáo viên Ngoài ra, khảo sát mới chỉ thực hiện được trên địa bàn thành phố Hà Nội với cỡ mẫu nhỏ và ngẫu nhiên. Nghiên cứu tiếp theo có thể khắc phục hạn chế này để có thể đánh giá trên dữ liệu lớn hơn. Ngoài ra, nghiên cứu này chưa xem xét mối quan hệ giữa năng lực GDPTNN cho trẻ của GVMN trong mối tương quan với năng lực ngôn ngữ của trẻ. Vì vậy, có thể phát triển nghiên cứu theo hướng đo lường đánh giá đồng thời năng lực ngôn ngữ của trẻ và năng lực GDPTNN cho trẻ của GVMN.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
Vũ Thị Thúy, Lê Thái Hưng (2019), "Đánh giá năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non: kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam", Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế: “Các Vấn Đề Mới Trong Khoa Học Giáo Dục: Tiếp Cận Liên Ngành và Xuyên Ngành.”, tr. 310 – 319.
Vũ Thị Thúy, Đinh Thị Kim Thoa (2021), "Sử dụng phương pháp Delphi trong xây dựng khung đánh giá năng lực phát triển ngôn ngữ cho trẻ của GVMN", Tạp chí Giáo dục (498), "tr. 13 – 17.
Vũ Thị Thúy, Đinh Việt Hùng (2022), "Validating a Scale for measuring Preschool Teachers’ Competence in promoting Children Language Development in Vietnam: an exploratory Factor Analysis", European Journal of Educational Research (11), "tr. 2167-2179.
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name : Vu Thi Thuy 2. Sex: female
3. Date of birth: 26.11.1981 4. Place of birth: Tuyen Quang
5. Admission decision number: 1808/QD-CTHSSV dated December 16, 2016 of the Rector of the University of Education, Vietnam National University
6. Changes in academic process:
+ Thesis title "Developing criteria to evaluate the quality of language development teaching activities for kindergarten children", approved in Decision No. 2062/QD-DT dated December 30, 2016 of the Principal of the University School of Education, Vietnam National University, Hanoi.
During the process of implementing the research project, with the comments of scientists, we would like to edit the thesis title name to: "Assessing preschool teachers’ competence in promoting children language development ", and approved in Decision No. 1230/QD-DHGD dated July 30, 2018 of the Principal of the University of Education, VNU
+ Extend the study period to 24 months to defend the thesis in Decision No. 2146/QD-DHGD, dated December 3, 2019 and No. 2063/QD-DHGD, dated December 14, 2020
+ From December 31, 2021, withdraw from school No. 2553/QD - ĐHGD dated December 31, 2023 from the Principal of the University of Education, VNU.
PhD students are allowed to return to school to defend the thesis according to decision No. 165/QD-DHGD dated September 23, 2022 of the Rector of the University of Education, VNU.
7. Official thesis title:Assessing preschool teachers' competence in promoting children language development
8. Major: Educational Me asurement and Assessment Code: 9140115.01
10. Supervisors:
Supervisors 1: Associate Professor Ph.D Dinh Thi Kim Thoa
Supervisors 2: Associate Professor Ph.D Le Thai Hung
11. Summary of the new findings of the thesis:
11.1. Research built a toolkit to assess the educational competence of language development for children of preschool teachers with 46 assessment criteria, divided into 4 groups of standard as below:
11.2. The research evaluates and uses quantitative analysis methods to confirm the reliability and validity of the set of criteria for assessing the competence of preschool teachers. The survey was conducted in Hanoi city with two steps: preliminary and official. 685 responses have been collected and included in the data analysis. The results show that the scale is reliable, valid, and appropriate to assess preschool teachers' capacity for children's language development.
11.3. The research examines Hanoi's preschool teachers' capacity in language development for children. Self-assessment results in an average of 4.3 on a 6-level scale. That also matches survey respondents. 100% of participants are intermediate-level or higher ECE teachers working in Hanoi, which has better socio-economic conditions and education than other provinces. The survey also shows preschool teachers' strengths and weaknesses in language development for children. The survey results advise content for preschool teachers on self-study as well as for education managers to foster and improve the language development education ability of preschool teachers.
11.4. The study suggests preschool teachers and managers implement the tools and assess results in enhancing the practice to develop language ability for children and to improve the teacher's professional ability and the quality of language development education for children at preschool educational institutions.
12. Practical applicability, if any: The scale developed in this study can be used to assess the educational capacity of language development education for children of preschool teachers, benchmark themselves in terms of children’s language development, as well as to evaluate the training activities in preschool educational institutions.
13. Further research directions, if any: This study conducted a survey of teachers' self-evaluation, so future research may focus on the observational assessment, which is assessed by the educational administrator. In addition, this survey was conducted within a small and random sample size (Hanoi city). This limitation can be overcome in additional research with a larger data set.
On the other hand, this study has not examined the relationship between the competence of EDUCATIONAL LANGUAGE DEVELOPMENT for children of preschool teachers in relation to children's language ability. It is, therefore, possible to conduct future research aimed at measuring and evaluating this relationship
14. Thesis-related publications:
Vũ Thị Thúy, Lê Thái Hưng (2019), "Đánh giá năng lực giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ của giáo viên mầm non: kinh nghiệm quốc tế và đề xuất cho Việt Nam", Hội Thảo Khoa Học Quốc Tế: “Các Vấn Đề Mới Trong Khoa Học Giáo Dục: Tiếp Cận Liên Ngành và Xuyên Ngành.”, tr. 310 – 319.
Vũ Thị Thúy, Đinh Thị Kim Thoa (2021), "Sử dụng phương pháp Delphi trong xây dựng khung đánh giá năng lực phát triển ngôn ngữ cho trẻ của GIÁO VIÊN MẦM NON", Tạp chí Giáo dục (498), "tr. 13 – 17.
Vũ Thị Thúy, Đinh Việt Hùng (2022), "Validating a Scale for measuring Preschool Teachers’ Competence in promoting Children Language Development in Vietnam: an exploratory Factor Analysis", European Journal of Educational Research (11), "tr. 2167-2179.