Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng social.bet

Thị trường nhân lực "khát" nhà tư vấn và trị liệu tâm lý, học ngành gì đáp ứng?

GDVN - game bắn cá đổi thưởng social.bet , ĐHQGHN là đơn vị đầu tiên xây dựng đề án mở chuyên ngành đào tạo tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên ở Việt Nam.

Xu hướng gia tăng tỷ lệ các rối loạn tâm thần nói chung, rối loạn phát triển nói riêng của trẻ em và vị thành niên trên toàn thế giới và cả ở Việt Nam đã và đang tạo ra áp lực trong việc cần phải có một số lượng lớn các nhà chuyên môn vừa thành tạo kỹ năng thực hành nghề, vừa có ý thức trách nhiệm cao trong việc tuân thủ đạo đức hành nghề.

Làm thế nào để hạn chế xu hướng gia tăng tỷ lệ rối loạn tâm thần và rối loạn phát triển ở trẻ em và vị thành niên? Vấn đề đào tạo các nhà chuyên môn tư vấn và trị liệu tâm lý đang diễn ra như thế nào tại Việt Nam? Học ngành gì để có thể tham gia vào thị trường lao động trong lĩnh vực tư vấn và trị liệu tâm lý?

PGS.TS. Lê Thái Hưng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN trả lời phỏng vấn

Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Lê Thái Hưng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này và nhận diện cơ hội nghề nghiệp cho các chuyên gia tư vấn và trị liệu tâm lý.

PV: Thưa PGS.TS Lê Thái Hưng, hiện nay nhu cầu của xã hội liên quan tới việc chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý trị liệu, đặc biệt cho trẻ em và vị thành niên đang khá cao. Vậy PGS nhận định thế nào về vấn đề này?

PGS.TS Lê Thái Hưng: Theo thống kê từ tổ chức Y tế thế giới WHO năm 2019, trong 8 người có 1 người mắc một dạng rối loạn tâm thần. Tại Việt Nam, theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, tỉ lệ mắc rối loạn tâm thần phổ biến trong năm 2014 là 14.2%.

Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em, các nước phát triển đã xây dựng hệ thống các chuyên gia và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần và tâm lý cho trẻ em và vị thành niên, bao gồm: Bác sĩ tâm thần, chuyên viên tâm lý, chuyên viên tham vấn, nhân viên công tác xã hội, điều dưỡng viên, các nhà giáo dục đặc biệt...

Trong đội ngũ này, các chuyên viên tâm lý lâm sàng là đội ngũ vô cùng quan trọng, tham gia vào quá trình đánh giá chẩn đoán và cung cấp các dịch vụ tham vấn, phát hiện, điều trị cho các gia đình có trẻ em gặp vấn đề về tâm lý ở lứa tuổi trẻ em và vị thành niên.

Để hành nghề độc lập và có chất lượng, một nhà chuyên môn cần học tối thiểu là bằng thạc sĩ với hàng trăm giờ thực hành. Tuy nhiên, điều này cũng là rào cản nếu chúng ta cần đáp ứng nhanh, với số lượng lớn các cán bộ thực hành để giải quyết vấn đề cấp bách này.

So sánh nhu cầu cần được điều trị tâm lý và can thiệp đặc biệt với số lượng nguồn nhân lực hiện tại, vấn đề đặt ra là làm thế nào để gia tăng nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong bối cảnh hiện nay. Một trong những giải pháp đó là phân khúc chuyên môn, xác định những nhiệm vụ dành cho chuyên gia, hoặc những người có chuyên môn được đào tạo sau đại học, những nhiệm vụ dành cho những người được đào tạo cơ bản. Áp dụng tiếp cận đó, trường Đại học Giáo dục đã xây dựng ngành cử nhân Tâm lý học (chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên), nhằm đào tạo những nhân viên tâm lý lâm sàng với trình độ cơ bản, có thể làm việc tại trung tâm can thiệp sớm, phòng khám và bệnh viện.

PV: Ngành học tâm lý học không còn mới ở nước ta, nhưng chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên vẫn là một chuyên ngành tương đối mới tại Việt NamVậy tại sao Trường Đại học Giáo dục lại đi theo hướng chuyên ngành này, thưa PGS?

PGS.TS Lê Thái Hưng: N­­gành tâm lý học không còn mới ở nước ta, những khoa và bộ môn về tâm lý giáo dục đầu tiên đã được thành lập từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Mặc dù trong nhiều năm, lĩnh vực này phát triển mạnh ở mặt lý thuyết và ứng dụng nhiều trong giáo dục và giảng dạy nhưng chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên vẫn là một lĩnh vực tương đối mới ở Việt Nam.

Đào tạo theo hướng chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên là thế mạnh khẳng định vị trí tiên phong của Trường Đại học Giáo dục trong việc đào tạo và nghiên cứu các lĩnh vực mới, hiện đại về khoa học giáo dục.

Từ năm 2007 - 2009, Trường Đại học Giáo dục là đơn vị đầu tiên xây dựng đề án mở chuyên ngành đào tạo tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên ở Việt Nam. Chương trình bắt đầu tuyển sinh năm 2009, là chương trình thạc sĩ tâm lý học chuyên ngành đầu tiên của Việt Nam. Đến nay, chương trình có 16 khóa, với hơn 200 học viên đã tốt nghiệp. Năm 2023, chương trình đã được kiểm định. Đây cũng là chương trình thạc sĩ tâm lý học đầu tiên được kiểm định ở Việt Nam. Năm 2016, Trường mở chương trình đào tạo tiến sĩ Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, chương trình đào tạo tiến sĩ chuyên ngành tâm lý duy nhất trong cả nước cho đến nay. Bên cạnh đó, năm 2019, Trường Đại học Giáo dục cũng mở ngành đào tạo cử nhân và thạc sĩ Tham vấn học đường, liên ngành giữa khoa học giáo dục và tâm lý.

Trường có 01 nhóm nghiên cứu mạnh cấp Đại học Quốc gia Hà Nội về Tâm lý học lâm sàng, 01 phòng thí nghiệm Hướng nghiệp và Tâm trắc học và 01 viện nghiên cứu lâm sàng chuyên sâu về tâm lý. Như vậy, tâm lý học lâm sàng là thế mạnh của trường ĐHGD. Việc mở chương trình cử nhân Tâm lý học (định hướng Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên), một mặt khép kín vòng đào tạo từ cử nhân đến tiến sĩ một chuyên ngành mũi nhọn của Trường Đại học Giáo dục, mặt khác, đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực chuyên gia tâm lý lâm sàng, đặc biệt theo các tiêu chuẩn về chứng chỉ hành nghề tâm lý lâm sàng quy định trong luật Khám chữa bệnh 2023.

Đó là những lý do vì sao chúng tôi mở ngành đào tạo cử nhân Tâm lý học (chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên).

Năm 2024, Trường Đại học Giáo dục tuyển sinh 16 chương trình đào tạo đại học.

PV: PGS có thể cho biết những điểm đặc sắc trong chương trình đào tạo khi sinh viên theo học ngành cử nhân Tâm lý học (chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên) tại Trường Đại học Giáo dục?

PGS.TS Lê Thái Hưng: Sinh viên theo học ngành cử nhân Tâm lí học (chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên) sẽ tham gia tổng số 131 tín chỉ (chưa tính các học phần giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng – an ninh, kỹ năng bổ trợ) bao gồm khối kiến thức chung, khối kiến thức theo lĩnh vực, khối kiến thức theo khối ngành, khối kiến thức theo nhóm ngành, khối kiến thức ngành, kiến thức thực tập và tốt nghiệp.

Đối với khối kiến thức ngành (21 tín chỉ) sinh viên cần học học phần bắt buộc (9 tín chỉ) và được lựa chọn 1 trong 2 hướng kiến thức ngành: (1) Tâm lý học lâm sàng với rối loạn phát triển thần kinh, (2) Tâm lí học lâm sàng với bệnh thực thể.

Chương trình được xây dựng và thiết kế theo tiếp cận chuẩn đầu ra của APA đạt chuẩn quốc tế, mô hình học tập lý thuyết kết hợp thực tiễn, chương trình học linh hoạt, đề cao cá nhân hóa và đa dạng các chương trình trao đổi hợp tác quốc tế sẽ mang lại cho sinh viên cơ hội trao đổi và giao lưu học thuật với các trường đại học tiên tiến trên thế giới.

Tại Trường Đại học Giáo dục, chúng tôi đề cao triết lý giáo dục nhân bản và khai phóng, hướng đến mục tiêu giáo dục: đào tạo người học có nhân cách trưởng thành, vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp; có tinh thần, thái độ tận tâm và sự sáng tạo trong công việc; Nhấn mạnh triển khai đào tạo học phần đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực giáo dục và được triển khai đào tạo liên tục trong 4 năm học.

Nhà trường luôn chú trọng đến việc định hướng trải nghiệm nghề nghiệp cho sinh viên tại các cơ sở thực hành (các bệnh viên, trường học, cơ sở trị liệu tâm lý, các viện nghiên cứu…), nhằm đem lại cho sinh viên có cơ hội trải nghiệm thực tế, đan xen giữa học tập, nghiên cứu và thực hành.

Ngoài hướng ngành đã lựa chọn ban đầu, sinh viên có nguyện vọng mở rộng thêm kiến thức đối với hướng ngành còn lại có thể đăng ký theo học và được trường cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học đối với hướng ngành đã đăng ký.

Đội ngũ giảng viên là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tâm lý học lâm sàng, được đào tạo bài bài ở nước ngoài và có nhiều dự án nghiên cứu, hợp tác quốc tế, các bài báo khoa học chuyên ngành được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc hệ thống ISI/SCOPUS. Có thể nói đến một số giảng viên như: GS.TS. Đặng Hoàng Minh, PGS.TS. Trần Thành Nam, PGS.TS. Trần Văn Công, TS. Trần Văn Tính, TS. Hồ Thu Hà ...

PV: Thưa PGS Lê Thái Hưng, ông nhận định như thế nào về cơ hội việc cho sinh viên ngành Tâm lý học (chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên)?

PGS.TS Lê Thái Hưng: Sau khi tốt nghiệp, người học có thể tham gia kiểm tra đánh giá năng lực khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định hiện hành để được cấp giấy phép hành nghề tâm lí lâm sàng, làm việc trong lĩnh vực khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tâm lí ở các cơ sở khám chữa bệnh của hệ thống y tế;

Ngoài ra, người học có thể đảm nhiệm các vị trí: Chuyên viên tâm lí lâm sàng tại ở các cơ sở giáo dục, cộng đồng, xã hội, các tổ chức phi chính phủ; Cán bộ hỗ trợ giảng dạy và nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Tâm lí học lâm sàng trẻ em và vị thành niên ở các trường đại học và cao đẳng, các học viện, viện nghiên cứu khoa học và trung tâm nghiên cứu và ứng dụng về tâm lí, xã hội và giáo dục, v.v. trong phát triển đội ngũ và nghề nghiệp tâm lí lâm sàng.

Sinh viên học ngành Cử nhân ngành Tâm lí học (chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên) có cơ hội học bằng kép các ngành (Khoa học Giáo dục; Công nghệ giáo dục, Quản trị chất lượng, Quản trị trường học, v.v.) tại Trường Đại học Giáo dục và một số ngành học khác tại các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Đặc biệt, các em có cơ hội lấy bằng kép ngành Tham vấn học đường tại chính Trường Đại học Giáo dục.

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Tâm lí học (chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên) cũng có cơ hội học lên bậc cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) các chuyên ngành phù hợp, có cơ hội học chuyển thẳng lên các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ ngành Tham vấn học đường và Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên của Trường Đại học Giáo dục.

Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, tự hào là 1 trong 9 trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Giáo dục ngày hôm nay đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế tiên tiến và tiên phong trong đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao, trình độ cao về lĩnh vực khoa học giáo dục và khoa học sư phạm.

PV: Trân trọng cảm ơn những chia sẻ hữu ích của PGS.TS. Lê Thái Hưng.

Infographic chương trình đào tạo cử nhân Tâm lý học (chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên)

Thí sinh có thể tham khảo các thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 của Trường Đại học Giáo dục theo các link bài dưới đây:

Tuyển sinh đại học chính quy năm 2024
Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2024
Kế hoạch tuyển sinh đại học chính quy năm 2024

Mọi thắc mắc, hỗ trợ, thí sinh liên lạc theo địa chỉ: Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.
Website: //reskoos.net/
Fanpage: 
Hotline tuyển sinh: 0865964905 hoặc (024) 7301 7123 – máy lẻ 1102 (trong giờ hành chính).

GDVN

Trích nguồn: //giaoduc.net.vn/thi-truong-nhan-luc-khat-nha-tu-van-va-tri-lieu-tam-ly-hoc-nganh-gi-dap-ung-post243971.gd

09:07 10/07/2024

Sự kiện

game bắn cá đổi thưởng social.bet
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: reskoos.net
 
© Bản quyền thuộc về Trang chủ - Game bắn cá đổi thưởng social.bet. All Rights Reserved.Quay trở lại website cũ